Nếu bạn mắc tiểu đường, kiểm tra đường huyết thường xuyên là điều quan trọng trong việc quản lý tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng.
1. Tại sao nên kiểm tra đường huyết?
Kiểm tra đường huyết cung cấp thông tin hữu ích cho việc quản lý tiểu đường. Qua đó, có thể giúp bạn:
-
Theo dõi tác động của các loại thuốc điều trị
-
Xác định mức đường huyết cao hoặc thấp
-
Theo dõi tiến trình đạt được mục tiêu/kết quả điều trị tổng thể
-
Hiểu các chế độ ăn uống và tập thể dục ảnh hưởng đến mức đường huyết
-
Hiểu các yếu tố khác như bệnh tật hay stress ảnh hưởng đến mức đường huyết
2. Khi nào cần kiểm tra đường huyết?
Tần suất kiểm tra thường phụ thuộc vào loại tiểu đường mà bạn mắc phải và kế hoạch điều trị của bạn.
Tiểu đường loại 1
Nếu bạn mắc tiểu đường loại 1, bạn có thể kiểm tra đường huyết từ 4 đến 10 lần mỗi ngày:
-
Trước bữa ăn và khẩu phần ăn nhẹ
-
Trước và sau khi tập thể dục
-
Trước khi đi ngủ
-
Trong đêm (đôi khi)
-
Nhiều lần hơn nếu bạn bị ốm
-
Nhiều lần hơn nếu bạn thay đổi thói quen hàng ngày
-
Nhiều lần hơn nếu bạn bắt đầu sử dụng thuốc mới
Tiểu đường loại 2
Nếu bạn sử dụng insulin để quản lý tiểu đường loại 2, bác sĩ có thể khuyên bạn kiểm tra đường huyết nhiều lần mỗi ngày, tùy thuộc vào loại và số lượng insulin mà bạn sử dụng. Thường khuyến nghị kiểm tra trước bữa ăn và trước khi đi ngủ nếu bạn tiêm insulin nhiều lần trong ngày. Bạn có thể chỉ cần kiểm tra trước bữa sáng và đôi khi trước bữa tối hoặc trước khi đi ngủ nếu bạn sử dụng insulin tác động trung gian hoặc lâu dài.
Nếu bạn quản lý tiểu đường loại 2 bằng các loại thuốc không phải insulin hoặc chỉ bằng chế độ ăn uống và tập thể dục, có thể không cần kiểm tra đường huyết hàng ngày.
3. Ghi lại, lưu trữ các kết quả kiểm tra đường huyết
Hầu hết các thiết bị hiện nay đều lưu trữ kết quả đo. Nếu bạn ghi lại kết quả bằng tay, hãy ghi lại ngày, giờ, kết quả xét nghiệm. Từ đó xem lại thuốc và liều lượng, và thông tin về chế độ ăn uống và tập thể dục. Thảo luận với bác sĩ các biện pháp cần thực hiện nếu kết quả không nằm trong phạm tầm kiểm soát.
4. Sử dụng và bảo quản máy đo đường huyết đúng cách
Máy đo đường huyết cần được sử dụng và bảo quản đúng cách. Hãy tuân theo những lời khuyên sau để đảm bảo máy luôn hoạt động hiệu quả:
-
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng được kèm theo khi mua máy
-
Sử dụng lượng mẫu máu như được hướng dẫn trong hướng dẫn sử dụng.
-
Sử dụng và bảo quản que thử theo hướng dẫn.
-
Không sử dụng que thử đã hết hạn.
-
Vệ sinh thiết bị và thực hiện kiểm tra chất lượng theo hướng dẫn.
LIÊN HỆ Địa chỉ: Số 17 Lô 12A, KĐT Trung Yên, Phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội 11312, Việt Nam ĐT: 0968 031 023 Email: achau.lienhe@gmail.com